Domain context of Urban waste management in Vietnam, relevant stakeholders and their current needs, benefits of UWC 2.0
Context of Urban waste management in Vietnam
Thu gom, xử lý và quản lý rác thải rắn đang là vấn đề bất cập trong quản lý công tác bảo vệ môi trường ở Việt Nam. Sự phát triển về kinh tế và sự gia tăng dân số đang tạo ra nhiều chất thải rắn nói chung và rác thải sinh hoạt nói riêng. Báo cáo của Bộ TN&MT cho biết, thời gian qua, chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) ước tính lượng phát sinh ở các đô thị trên toàn quốc tăng trung bình 10% - 16% mỗi năm. Mặc dù, tỷ lệ thu gom vẫn tăng hàng năm, nhưng do lượng phát sinh lớn, năng lực thu gom còn hạn chế, ý thức cộng đồng chưa cao nên tỷ lệ thu gom, xử lý chất thải, đặc biệt là CTRSH tại nhiều địa phương còn thấp. Phần lớn tổng lượng chất thải được xử lý bằng phương pháp chôn lấp (chiếm 71%) nhưng chỉ có 20% là bãi chôn lấp hợp vệ sinh. 16% được xử lý tại các nhà máy chế biến compost; 13% được xử lý bằng phương pháp đốt. Chất thải rắn công nghiệp đã được thu gom, tái chế. Tuy nhiên các hoạt động này mang tính tự phát, quy mô nhỏ. Việc xử lý CTR làm phân compost vẫn chưa được phổ biến rộng rãi; chưa có mô hình xử lý, tái chế CTR sinh hoạt hoàn thiện đạt được cả các tiêu chí về kỹ thuật, kinh tế, xã hội và môi trường; chất lượng phân sản xuất ra chưa cao; khó tìm được thị trường tiêu thụ, một số còn gây ô nhiễm môi trường. Thực trạng thu gom: Tỷ lệ thu gom rác thải sinh hoạt (RTSH) đô thị trung bình cả nước đạt khoảng 92%. Như vậy, còn 8% khối lượng RTSH không được thu gom và bị thải bỏ vào môi trường xung quanh.
Vấn đề quản lý chất thải rắn ở các đô thị còn nhiều bất cập. Tiêu biểu như ở Thành phố Hồ Chí Minh: hiện trung bình mỗi ngày thành phố tiếp nhận 9.000-11.000 tấn rác thải. Trong đó, có đến 60% lượng rác được thu gom bởi lực lượng rác dân lập, số còn lại do công ty công ích tại các quận, huyện thu gom. Thế nhưng, tình trạng trang thiết bị cũng như hình thức quản lý của lực lượng thu gom rác dân lập hiện nay đang trở nên lạc hậu. Một số lượng lớn phương tiện thu gom không có vách ngăn để chia các loại rác, khiến việc phân loại rác để xử lý chưa đạt hiệu quả mong muốn. Ngoài ra, hiện trên địa bàn thành phố còn 132 đơn vị thu gom rác dân lập chưa chuyển đổi lên mô hình hợp tác xã hoặc doanh nghiệp có tư cách pháp nhân, gây khó khăn cho công tác quản lý. Nguyên nhân là do chưa có quy chuẩn hoạt động cho các mô hình thu gom rác dân lập nên mỗi tổ chức, cá nhân hoạt động mỗi kiểu khác nhau, dẫn đến chất lượng công việc không đồng đều. Ngoài ra, thủ tục pháp lý về đất đai (điều chỉnh kế hoạch sử dụng đất) và khó khăn trong xác định vị trí các trạm trung chuyển cũng là nguyên nhân khiến công tác thực hiện các quy hoạch về quản lý chất thải rắn sinh hoạt triển khai còn chậm. Công tác triển khai chuyển đổi phương tiện thu gom chất thải rắn sinh hoạt cũng từ phương tiện thô sơ, tự chế, lạc hậu sang phương tiện cơ giới cỡ nhỏ, đủ điều kiện tiếp nhận rác đã phân loại cũng còn nhiều bất cập. Ý thức của người dân TP Hồ Chí Minh về bảo vệ môi trường nói chung chưa được nâng cao, đặc biệt là việc xả rác đúng nơi quy định vẫn chưa được tuân thủ dẫn đến tình trạng rác thải tràn lan trên đường phố, vỉa hè và các công trường xây dựng. Bên cạnh đó, tỷ lệ hộ gia đình thực hiện phân loại rác tại nguồn còn khá thấp (khoảng 10 – 20%) và con số này chưa được duy trì ổn định. Hiện nay có ba loại rác chính: rác hữu cơ (rác thực phẩm), rác vô cơ (rác tái chế) và các loại rác khác. Hiện nay tỷ lệ phân loại rác còn rất nhỏ do ý thức của người dân dẫn đến việc thu gom rác của các nhân viên lao công khó khăn hơn.
Relevant stakeholders
- Tổ chức X
- Nhà cung cấp dịch vụ Y
- Nhân viên hỗ trợ (black officers)
- Người lao công (janitors)
- Người thu gom (collectors)
Their current needs
-
Tổ chức X: Tạo ra một phần mềm quản lý giúp việc thu gom rác thải trở nên dễ dàng.
-
Nhà cung cấp dịch vụ Y: Nhận được phần mềm quản lý rác thải mới từ tổ chức X để cải tiến công nghệ thu gom rác thải UWC 1.0 đã có.
-
Back officers:
- Quản lý thông tin và lịch làm việc của janitors và collectors.
- Quản lý thông tin và chi tiết kỹ thuật (tải trọng, sức chứa, mức tiêu thụ nhiên liệu…) của các phương tiện vận chuyển.
- Quản lý thông tin và sức chứa khả dụng của các địa điểm tập kết rác (MCPs)
- Phân giao phương tiện vận chuyển cho janitors và collectors.
- Phân bổ janitors và collectors cho công việc ở mỗi MCP.
- Lập và tối ưu hóa lộ trình cho các collectors.
- Có thể liên hệ bằng tin nhắn tới janitors và collectors.
-
Janitors và collectors: − Xem được lịch làm việc của bản thân. − Xem được chi tiết công việc theo ngày và tuần của bản thân. − Có thể liên hệ bằng tin nhắn với back officers và collectors, janitors khác. − Check in/Check out công việc mỗi ngày. − Nhận thông báo khi MCP đã đầy
Benefits UWC 2.0 will be for each stakeholder?
- Tổ chức X: Kiếm được tiền công khi bán cho tổ chức Y, nếu UWC 2.0 hoạt động tốt thì có thể bán cho các công ty khác từ đó có thể kiếm tiền nhanh chóng. Với việc triển khai một hệ thống lớn, giúp tổ chức có thêm kinh nghiệm cho các nhân viên phát triển phần mềm để nâng cao chất lượng sản phẩm, kinh nghiệm làm việc, tránh những lỗi sai thường gặp cũng như năng suất lao động tăng lên. Nếu UWC 2.0 được triển khai tốt cũng giúp cho tổ chức X được nhiều công ty biết đến hơn, giúp mở rộng thị trường cho tổ chức X.
- Nhà cung cấp dịch vụ Y: Nếu UWC 2.0 được triển khai tốt hơn, có khả năng thay thế công nghệ cũ thì sẽ giúp tiết kiệm chi phí như: chi phí nhiên liệu của các phương tiện, lựa chọn các phương tiện phù hợp để tránh lãng phí; tiết kiệm tiền công do có thể giảm số lượng nhân công do việc cải tiến quãng đường đi lại và có lịch làm việc chi tiết trong ngày giúp cho các nhân viên thu gom và người lao công làm việc năng suất và hiệu quả hơn.
- Nhân viên hỗ trợ: Có được bản đồ chi tiết về các điểm tập trung rác và số lượng người thu gom và người lao công ở từng khu vực cụ thể, đánh giá tình trạng khu vực đó (điểm nào tập trung nhiều rác, điểm nào ít rác để chia số lượng nhân công phù hợp) giúp việc phân chia công việc đều hơn, tránh tình trạng chỗ thừa, chỗ thì thiếu người. Việc có bản đồ phân tích và thống kê từng điểm thug om sẽ dễ dàng hơn so với hệ thống cũ: chỉ có danh sách và thông tin từng nhân viên trên 1 hàng nên việc phân chia sẽ khó khăn hơn. Có lịch làm việc của từng nhân công giúp cho việc phân chia công việc dễ dàng hơn, tránh được tình trạng người làm ít, người làm nhiều kết hợp với bản đồ về tình trạng của những điểm tập trung rác để phân chia công việc công bằng, hiệu quả (ví dụ ở những điểm tập trung nhiều rác thải hơn những điểm khác do các điểm tập trung rác được cập nhật tình trạng liên tục mà trong thời gian đó có theo kế hoạch thì những người ở những điểm có ít rác sẽ được phân bố qua những khu vực nhiều rác). Có được cái nhìn tổng quan về các loại phương tiện kết hợp với bản đồ địa hình các khu vực để chọn phương tiện phù hợp cho các nhân viên thu gom rác (ví dụ ở đường lớn thì dùng xe tải lớn), ở những con phố có đường nhỏ thì có thể dùng xe máy,…). Tạo lộ trình cho từng người thu gom và lao công dựa trên đề xuất của hệ thống UWC 2.0 (dựa trên những đánh giá về quãng đường đi đối với người lao công, hoặc dựa trên đánh giá về tuyến đường ngắn và tiết kiệm nguyên liệu nhất cho người thu gom từ đó tạo lịch trình chi tiết cho họ).
- Đối với người thu gom và người lao công: với việc có lịch làm việc chi tiết, cụ thể giúp họ hoàn thành công việc thuận lợi hơn, tránh phát sinh những yêu cầu đột xuất như đổi địa điểm gây khó khăn cho họ. Với việc có thể xem trước lịch làm việc trong thời gian dài (cả ngày và tuần, tháng) sẽ giúp họ sắp xếp công việc dễ dàng hơn (như việc đưa đón con đi học, hay lên kế hoạch đi chơi vào những ngày nghỉ, …). Với việc giao tiếp với những nhân viên khác giúp cho họ cập nhật được tình hình từng khu vực dễ dàng hơn, có thể hỗ trợ nhau khi cần thiết cũng như nếu xảy ra những sự việc khẩn cấp (hỏng phương tiện đi lại, tai nạn) để có thể nhờ sự giúp đỡ của những thành viên khác. Có thể kiểm tra công việc liên tục khi mở app giúp họ không bị quên công việc cần làm.